Viết 17
🏷️ Storytelling
Write a letter (two pages or so) to a “straw man,” someone who is not a friend or family member, but who was a significant figure in your life as a child or young person. This should be, for example, an elementary school teacher, a soccer coach, a piano teacher, etc.—someone associated with a specific period in your life, a period long enough ago that you would not have a clear sense of events occurring beyond your neighborhood or region. Addressing your writing to an adult who would have had the social consciousness then that you have now will help you to maintain a mature perspective as you explore the memory.
In the letter, recount a specific personal event that had a notable impact on your life alone, and which occurred while you were, say, that teacher’s student. Incorporate references to what we’ll call a “global” event that made headlines in the newspapers at the time. Try to find a headline(s) as close to the date of the experience, as well as you can recall, as possible. If you cannot determine the exact date through your memory or others, approximate as best you can. In essence your letter is an attempt to connect your childhood experience to a larger social and historical consciousness you may not have had as a child.
Gửi cô giáo dạy thêm Anh văn cấp ba,
Em bắt đầu học ở nhà cô khi mới vào lớp mười hai hơn một tháng. Lúc ấy em đi học thêm cô một phần là vì em thích học Anh, một phần khác là vì nhà cô gần nhà em. Từ nhà em đi tới nhà cô mất chưa tới năm phút đi bộ.
Học với cô một thời gian, em thấy rất vui vì cô vừa hiền lành, vừa dễ mến. Trước ngày thi đại học, cô còn nấu chè đậu đỏ mời em và mấy bạn trong lớp để chúc tụi em đậu đại học. Lúc cô bưng mấy chén chè lên, cô năn nỉ em ăn nhưng em đã từ chối. Không phải em chê chè cô nấu dở. Em không ăn vì em đã biết trước, dù có ăn thì em cũng không đậu được đại học.
Trước đó, vào buổi tối em điền thông tin vào tờ đăng ký dự thi, em và ba mẹ đã cãi nhau. Ba mẹ em muốn em thi đại học, không cần biết trường nào hay ngành gì. Nhưng em thì không biết mình có nên đăng ký thi. Bởi vì trong các khối thi, không có khối nào thi ba môn Toán, Hóa, Anh. Em muốn thi ba môn này vì những khối khác đều là những khối em không thích và cũng không phải là thế mạnh của em.
Khi ấy mẹ em đã khóc. Nhìn nước mắt mẹ rơi, em không thể nào cầm được nước mắt của mình. Cả ba và mẹ đều khuyên em nên đăng ký thi. O của em ở trong Vũng Tàu cũng gọi ra khuyên em như thế. Qua điện thoại, giọng của o nức nở làm em khóc nhiều hơn. Em không muốn mọi người buồn như vậy, nên đã đăng ký thi Y đa khoa của Đại học Y dược Huế. Mọi người trong nhà đều vui với lựa chọn của em. Em cũng hài lòng với lựa chọn của mình vì chắc chắn em sẽ không đậu được.
Ngày đi thi đại học, em bước vào phòng thi với tâm thế là người rớt đại học cho. Em không hy vọng gì nhiều. Trong lúc thi, em nghe một giám thị trong phòng kể rằng để làm được bác sỹ, em cần tới mười năm. Quãng thời gian đó quá dài đối với em, và em thấy mình đã lựa chọn đúng khi đăng ký thi Y đa khoa.
Sau đó, em không nhận được giấy báo đậu đại học.
Em xin lỗi cô nếu em có lỡ làm phụ lòng cô. Cô đã hết mình dạy kiến thức cho em và hy vọng em sẽ đậu đại học. Vậy mà em lại thi một khối khác không có tiếng Anh và còn rớt nữa. Nhưng khi đó, nhờ có rớt đại học mà em mới biết rằng luôn có nhiều con đường khác dành cho em.
Em cũng cảm ơn cô vì quãng thời gian cô dạy em.
Ký tên,
Phong